Nguyên lý cơ bản Tên lửa đẩy nhiên liệu rắn

Giản đồ tên lửa nhiên liệu rắn
1. Hỗn hợp nhiên liệu ôxy hóa rắn bên trong tên lửa, với hình trụ rỗng ở giữa
2. Bộ phận phát hỏa sẽ đốt cháy bề mặt của nhiên liệu rắn.
3. Phần trụ rỗng đóng vai trò như buồng đốt.
4. Khí nóng phụt ra qua lỗ phụt, mà có thể điều chỉnh để thay đổi lực đẩy.
5. Luồng khí phụt.

Một động cơ tên lửa nhiên liệu rắn bao gồm vỏ, phễu thoát khí, bộ phận kích nổ, thành phần nhiên liệu rắn dạng hạt.

Hạt nhiên liệu rắn đốt cháy với khối lượng lớn theo một dạng tính trước được sản sinh ra khí phụt tuân theo định luật dòng chảy Taylor–Culick. Kích thước của miệng xả được tính toán nhằm duy trì áp suất trong buồng cháy trong khi luồng khí đang được xả ra ngoài.

Một khi đã được kích hoạt, động cơ nhiên liệu rắn sẽ không dừng lại mà sẽ cháy đến hết vì nó chứa tất cả các thành phần gây cháy bên trong buồng đốt. Những động cơ rắn tiên tiến hơn có thể tự tắt, rồi lại được kích hoạt trở lại thông qua điều khiển hình dạng của miệng xả hoặc thông qua các lỗ xả. Ngoài ra, động cơ xung có thể đốt cháy phân đoạn và có thể kích hoạt theo lệnh điều khiển.

Các thiết kế hiện đại có bao gồm miệng xả có thể chỉnh hướng, cải tiến về điệntt tử, mang theo dù để thu hồi, cơ chế tự hủy, động cơ có thể điều khiển, motor điều khiển hướng, mô tơ điều chỉnh thay đổi độ cao, vật liệu phủ bảo vệ nhiệt

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tên lửa đẩy nhiên liệu rắn http://www.ltas-vis.ulg.ac.be/cmsms/uploads/File/D... http://www.asp-rocketry.com/ecommerce/Quest-Black-... http://www.astronautix.com/props/solid.htm http://www.russianspaceweb.com/engines/rd0124.htm http://www.space-travel.com/reports/LockMart_And_A... http://www.spaceandtech.com/spacedata/elvs/titan4b... http://www.pw.utc.com/Products/Pratt+&+Whitney+Roc... http://www.pw.utc.com/Products/Pratt+&+Whitney+Roc... http://www.pw.utc.com/StaticFiles/Pratt%20.../Prod... http://www.allstar.fiu.edu/aero/rocket2.htm